Translate

Thứ Tư, 4 tháng 1, 2017

chân thật là thượng sách

chān thật là thượng sách  ( honesty is best policy)

Luật pháp ở mọi quốc gia trên thế giới đều không ủng hộ sự gian dối, bơi vì nếu không có sự tin tưởng lẫn nhau thì xã hội sẽ không thể bền vững và sẽ tan rã . Đạo lý làm người thuộc nhiều dân tộc và tôn giáo cũng đều khuyên con người sống trong xã hội phải chân thật. Liệu ai đó đối xử giả đối với bạn , bạn có thích không ? Và Phải chăng đã có những nền văn minh trong quá khứ đã biến mất cũng một phần do nguyên nhân này ?
Vậy sống chân thật trong cuộc sống có phải là một thượng sách ? Để có được những biện giải sâu sắc cho câu hỏi này, thiết tưởng chúng ta cần phải suy ngẫm một vài điểm sau:

Chân thật là gì?
Có người cho rẳng, "khi Nói tới tình thương là nói đến sự chân thật, lúc ấy họ không còn thấy mình hay, mình hơn, mình xứng đang hay giá trị hơn người… chân thật Không phải là nói thật, làm thật… cũng đừng chủ quan cho rằng thẳng tính là chân thật.
Chân thật là khi tâm hồn, đầu óc không còn thấy khó chịu vì sự ghen ghét. Đó chính là sự chân thật. "

Nhưng Nếu tra trong tử điển thì chúng ta lại thấy đây là một tính từ mô tả những tính cách như thanh liêm, liêm kiết, ngay thật, thành thật, ngay thẳng,  có thứ tự, minh bạch, rỏ ràng, không kiểu cọ , không làm bộ làm tịch, tự nhiên, thật thà
Quả là khộng giản đơn chút nào... nhưng ắt hẳn mọi người cũng đều phải đồng ý rằng đối với các mối quan hệ xã hội như kinh doanh, chính trị và trong lĩnh vực tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông thì tính không chân thật đồng nghĩa với sự bịp bợm hay lửa đảo. Nhưng liệu một doanh nghiệp có thể tồn tại và phát đạt nếu cách điều hành quản lý doanh nghiệp quá ngay thẳng ? Bạn có thể tin một mẫu quảng cáo trên fb ? Liệu Có một nghịch lý nào không giữa tính chân thật tự nhiên của con người với các hoạt động kinh doanh hay chính trị đã được xã hội chấp nhận?

Rõ ràng , khi xét đến tính chân thật , chúng ta phải xét đến bối cảnh mà nó muốn gắn vào với một hàm ý :
(1) trên quan điểm tôn giáo và đạo Đức , gần như mọi tôn giáo đều suy tôn tính chân thật , ngay thẳng và xem đây như một nền tảng cơ bản để các tín đồ đối mặt với mọi tội lỗi và sám hối trước các đấng TRÍ TÔN. Mọi quan điểm đạo Đức hay luân lý xã hội có từ thời mông muội hay cho đến hiện đại ngày nay, cũng không thể phủ nhận vai trò của tính chân thật hay nói một cách khác sự gian dối nếu được phát hiện hay tồn tại trong những cơ cấu tổ chức ấy thì niềm tin sẽ lụi tàn
(2) trong mối quan hệ giữa con người với nhau, tính chân thật không thể thiếu, mọi người đều ao ước được đối xử chân thật với nhau, tuy nhiên biểu lộ bề ngoài giả dối để che đậy cho cái xảo trá ẩn chứa bên trong không hề đơn giản để khám phá...tuy vây cũng có khi người ta phải chấp nhận sự "không chân thật" để tránh làm tổn thương người khác, mà người ta quen gọi là lời " nói dối ngọt ngào" ( white lie).. tục ngừ có câu, "lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"
(3) trong līnh vực kinh doanh, tính chân thật giừa chủ doanh nghiệp và khách hàng của mình là tối thượng, uy tín của một doanh nghiệp hoàn toàn tuỳ thuộc vào yếu tố quyết định này, chỉ một vài hành vi bất tín trong quá trình giao thương hay hậu mãi cũng đủ để tàn phá dần kết cấu vững mạnh ban đầu mà doanh nghiệp ấy đã dầy công vun đắp . Trong lịch sử kinh doanh, đã từng có những công ty đành phải chịu thua lỗ hàng tỷ đô để thu hồi các sản phẩm có lỗi hay kém chất lượng cũng chì vì muốn giữ tính chân thật với khách hàng của mình mà thôi...
(4) về khía cạnh chính trị xã hội, tính chân thật luôn luôn được coi là một thứ vũ khí cơ bản để tấn công , hạ bệ đối thủ hay một cơ cấu thể chế chính trị nào đó...họ hô hào đòi phải được minh bạch hoá mọi chuyện trong việc quản lý và điều hảnh đất nước cả về phương diện đối nội cũng như đối ngoại. Họ bơi móc nhau về tính không chân thật trong khi đương thời giữ những trọng trách trong cơ quan công quyền.
(5) trong lĩnh khoa học , thì tính chân thật là điểm cơ bản cho mọi kết quả của bất kỳ một công trình nghiên cứu khoa học nào. Chỉ có nó mới nói lên mọi thực tiễn khách quan trong môi trường khoa học . Tuy vậy giờ đây sự không chân thật cũng đã len lỏi không ít vào các lĩnh vực khoa học . Phải chăng các bậc trí giả này đang cần đến những cái giả tạo để đánh bóng cho tên tuổi đang xỉn đen vì sự kém còi về tri thức của họ . Hiện nay có bao nhiêu phần trăm các vị GS, TS ...ở nước ta đã dùng mọi mánh khoé, hay tiền bạc để có được một học hàm hay học vị đáng kính trong xã hội ta , đố bạn biết chính xác !!

Ai cũng nói và biết rằng chân thật là tốt, nhưng không phải mọi người đang cố hành động chân thật với người khác, điều này khiến không ít người đã phải tự hỏi . Liệu chân thật có còn là thượng sách trong các mối quan hệ nữa không ?
Gần đây , một khái niệm về " khủng hoảng niềm tin" đã dần hình thành... mọi người hoảng loạn, không còn biết thật giả ra sao ? Khi bạn gặp một người lỡ độ đường , bạn bối rối không biết có nên giúp họ hay không ? Mọi quan hệ xã hội dường như đều nhuốm màu sắc giả trá !! Những người có tư duy tích cực thì vẫn khuyên bạn hãy tin vào những gì còn tốt đẹp đang tồn tại đâu đó trong cái xã hội hỗn độn này... cứ sống chân thật cho dù biết rằng có thể mình đang bị lừa đảo... cứ cho đi thì sẽ được ...đã bao lần bạn đã thực hiện được lời động viên này ?
Còn những kè bị người đời cho rằng có tư duy tiêu cực, thì họ sẽ có một quan điểm khá đơn giản : phải tranh thủ, lừa bịp nếu có thể, để vun đầy kho tài sản đã ngập ngụa máu và nước mắt của đồng loại...
Những người bình thường chân chất thì chạy đôn, chạy đáo tìm đến những nơi mà họ hy vọng còn chút gì để bám víu, để sống, để khỏa lấp nỗi trống vắng trong tâm hồn...
                          Saigon, Jan 5th, 2017

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét