Translate

Thứ Bảy, 8 tháng 4, 2017

Ngày ấy

Ngày ấy

“ trận mưa lớn thật, trắng xoá cả trời, sao thấy buồn quá!” Lão thở dài hắt ra một cái như thể muốn tống hết cả cái buồn ra khỏi cơ thể, rồi cầm ly rượu, làm ngọt xớt ,  kêu đánh cho..ót… một cái..” mưa ở đâu trả thế, trả buồn, nhưng thường người ta sẽ cảm thấy buồn hơn khi trong lòng có tâm trạng” “ thôi ông cụ non ơi!” Uống đi, lão nhắc khéo tay bác sĩ trẻ mới quen “ vâng xin mời bác” “ này nhé, ở đây không cần phải khách sáo đâu, hôm nay tôi mời cậu …”” rồi ngày mai đến cháu phải không?” “Ừ thì vậy cho vui, ở đây mà không có nó thì sao chịu cho thấu”
Đúng là như vậy thật, mới đến đây một tuần, mà tôi đã nhậu đến 6 lần, một lần miễn nhậu là ngày tôi về thành phố
Hôm trở lại, sau khi khám xong cho các bệnh nhân ở bệnh viện, lần này tôi lại đi ra cái quán cóc ở chân cẩu với một tay bác sĩ đàn anh, vẻ bất cần đời. Hai anh em nhà bác sĩ làm xong cái thủ tục chào sân với các “bô lão” trong quán xong, kéo nhau ra một góc. Chúng tôi trò chuyện rôm rã chỉ  bằng xị rượu đế và bịch đậu phộng rang, bữa cơm trưa cũng đơn giản chẳng kém, đến quá trưa thì cả hai mỗi người đã nạp đủ một xị, loạng choạng quay về bệnh viện, “đường về cũng thế sao mà dài thế” tay đàn anh thở dài ngao ngán

Một tuần trôi qua, xem như tôi đã gom đủ các chiến hữu: lão Tám ở ngã ba công trường, chú tư Xê tài xế xe cấp cứu ở bệnh viện, bác sĩ Phúc , tay đàn anh chuyên ngành sản-phụ khoa, Bác sỹ Giang, thuộc loại” cán quốc”, chuyên tu, Bác sỹ Bình, chuyên khoa nhi, dược sĩ Minh, trưởng khoa dược, cán sự xét nghiệm Phụ thế là đủ nhóm “Lương Sơn Bạc”, hàng ngày không trưa thì tối cũng phải có một chầu. Nhậu mãi cũng chán, thế là chả nhớ tay nào đó trong nhóm đã đề xuất một “tối” kiến , “ để cho không khí nhậu cho xôm tụ và thể hiện tình đoàn kết, mồi ngày nên xem như sinh nhật của một người”” nhưng…”bàn qua cãi lại một lúc khá lâu, mới đi đến được một kết luận:” chúng ta phải duy trì nhóm nhậu này, vì không có nó chẳng còn gì là đời…”

Như vậy 24 tiếng một ngày, mỗi người đã tiêu mất 2 tiếng để gọi là họp nhóm, 6 đến 8 tiếng để ngủ ( tuỳ người), 4 đến 6 tiếng để làm công việc… thời gian còn lại mỗi người có một kế hoạch riêng đê kiếm thêm thu nhập, mỗi người một cách, có cách giông giổng nhau, nhưng có cách hoàn toàn khác… nhưng cho dù giống hay khác, chẳng ai thắc mắc hay dòm ngó ai, vì lúc đó cuộc sống khó khăn quá, chả khác gì những chú gà gầy guộc, chụi hết cả lông, đang cặm cụi dưới cái nắng gay gắt đến cháy da, tìm bới những gì rơi vãi khả dĩ có thể mố mà nuốt vào, có khi cả đá răm, hay cọng thun mà cứ tưởng là con trùng béo bở, nuốt xong mới biết ‘bé cái lầm’ nhưng thà lầm còn hơn…

Thằng bé cứ tần ngần đứng trước cửa phòng tôi, đôi mắt thật buồn như muốn nói điều gì… chiều nào nó cũng đến, nhưng một hôm mẹ nó dắt nó đến gặp tôi, có lẽ sẽ chẳng bao giờ tôi mới thấu hiểu hết nỗi buồn của nó nếu như tội không gặp nó hôm ấy, mẹ nó còn trẻ nhưng do quá lam lũ nên trông già trước tuổi rất nhiều. Tôi kéo thằng bé lại gần, đôi mắt còn thoáng vẻ lo sợ, tôi trấn an nó, rồi bảo nó há miệng ra, áng sáng từ chiếc đèn pin cầm tay mở ra một vùng sáng hy vọng cho thằng bé và niềm vui khôn tả cho tôi, “may quá” tôi nghĩ thầm” không có hở hàm ếch đi kèm, chỉ sứt môi thôi” tôi báo tin cho mẹ thằng bé, mẹ nó mừng ra mặt” tội nghiệp cháu cả tháng nay nó không chịu đi học, tôi hỏi, nó chỉ lắc đầu, rồi hai hàng nước mắt cứ tuôn trào” người mẹ nói về thẳng bé mà vẫn không dấu khỏi nỗi buồn. Chẳng hiểu sao một hôm nó đến bên tôi vả chỉ vào đôi môi khác thường của mình rồi oà lên khóc… lúc đó tôi mới biết nó không chịu đi học vì lũ bạn trong lớp trêu chọc, tim tôi như thắt lại...
Tôi kéo thằng bé vào lòng, tự nhủ” mình sẽ mổ để vá lại cho nỏ”
Mọi việc đã chuẩn bị xong, tôi hỏi nó” con có sợ không?” Nó không trả lời mà chỉ lắc đầu
Tôi xoa đầu an ủi thằng bé” con cố gắng một chút nhé!” Nó cũng không nói gì chỉ gật đầu

Những giọt máu bắt đầu chảy ra nhiều hơn, tôi vừa thấm vừa dùng lưỡi dao rạch theo những đường đã hình dung sẵn trong đầu… tôi nhanh chóng khâu lại thật tỷ mỉ từng mũi, khâu đến đâu máu lại bớt chảy đến đấy… mũi khâu cuối cùng vừa xong, tôi hỏi thằng bé” có đau không con?” Tôi chỉ thấy cái đầu đang phủ kín chiếc khăn mổ bên dưới lắc nhẹ. Tôi đẩy cái khay dụng cụ ra bảo chị y tá phụ tôi băng lại vết mổ cho nó.. tôi thấy đôi mắt của chị long lanh, tôi vội bước nhanh khỏi phòng mổ, tôi về phòng như chạy trốn chính niềm cảm xúc của chính mình
Những ngày sau khi cắt chỉ thằng bé chiều nào cũng vào phòng tôi nó sà vào tôi như con mèo con cần cái vuốt ve âu yếm, tôi hiểu niềm cảm xúc của nó…

Hôm chia tay anh em chiến hữu trong bệnh viện, để về lại thành phố, tôi thấy nó  đứng đằng xa hai tay cứ chùi những dòng nước mắt, tôi vẫy tay gọi nó lại, ôm nó vào lòng, lấy trong túi quần ra ít tiền dúi vào túi áo nó, nó lắc đầu, cố đẩy trả lại, rồi ôm ghì lấy tôi, nó khóc và sao tôi có thể không…khóc , cho dù đã cố hết sức kềm nén niềm cảm xúc của mình xuống
Một kỷ niệm đầu tay cho một bác sĩ ngoại khoa như tôi,buồn nhưng thật đẹp , có thể giờ đây nó đã trưởng thành, đã có gia đình ở đâu đó… nhưng với tôi nó vẫn là một đứa bé, còn tôi thì đã già, ngồi đây để gặm nhấm lại những kỷ niệm một thời..mà không sao kềm được những giọt nước mắt cứ tuôn trào…

                                       Saturday, April 8th, 2017. ASHWOOD DRIVE TROY
                                                                       Paul Hunter




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét