Zrebiec cho biết người bị bệnh tiểu đường thường nói chuyện với nhau hoặc đọc về “ các chế độ ăn kiêng”. Khi nói đến những kế hoạch chuẩn bị cho từng bữa ăn hoặc phải ăn uống ra sao cho bổ dưỡng. “ chẳng ai có thể duy trì mãi những chế độ ăn kiêng ấy” Zrebiec nói tiếp “ mà ngược lại là chỉ cần có một kế hoặch ăn uống bổ dưỡng “ thì mới bền lâu
Những từ khác có vẻ ít ảnh hưởng hơn như lấy máu để thử . Lại thử máu rồi lại thất vọng?
“ kết quả có thể tốt, xấu, đúng hay sai” “ thay vì một điều cho thấy làm sao để trị được bệnh tiểu đường, nó đã trở nên một nỗi ám ảnh 
Ông cho rằng ý tưởng nguyên thủy về thử đường huyết có vẻ giúp cho các người bị tiểu đường biết được tình trạng bệnh của họ, ý tưởng này đã nhanh chóng được chấp nhận hoặc không
Quan điểm sử dụng xét nghiệm đường huyết giúp cho người bệnh biết sẽ phải làm gì sau đó:  tăng hay giảm liều thuốc đang uống, bớt ăn các chất có chứa tinh bột, -đều không phải là cách giải quyết tối ưu
Thế ngôn từ sẽ tác động ra sao ?
Ngoài việc khiến cho người bệnh tiểu đường cảm thấy xấu hổ hay tìm cách đổ lỗi cho nguyên nhân này  nguyên nhân khác, thì ngôn từ mà họ hay nhân viên chăm sóc y tế thường dùng có thể tác động đến tình trạng bệnh tật của họ
Tuỳ vào việc chọn từ hay cụm từ, ngôn ngữ có thể làm “mất hứng thú, hay thậm chí còn có tác động tai hại nữa không chừng” một bài báo được đăng trên tạp chí nghiên cứu về bệnh tiểu đường vào tháng 9 năm 2012 đã viết nhừ trên. Bài báo này do hội tiểu đường Úc đã xác định được một số từ mà các nhân viên chăm sóc y tế và người bệnh tiểu đường thường sử dụng có tác hại ra sao đến việc chăm sóc
Ở Mỹ, bác sỹ và điều dưỡng đang khuyến khích động viên các nhân viên chăm sóc y tế hãy cẩn thận chọn lựa từ ngữ khi giao tiếp với bệnh nhân bị tiểu đường của họ. Như vậy chính bác sỹ và y tá phải là những người tiên phong cho việc sử dụng “ những biện pháp tập trung vào bệnh nhân” về phương diện ngôn từ, họ cần tránh những nhận xét mang tính tiêu cực mà phải cố gắng gởi đến bệnh nhân của họ những Thông điệp chứa đựng sự cảm thông
“Chúng ta háy cố gắng giúp cho mọi người hiểu rằng chúng ta đang cùng hành động để chiến đấu với căn bệnh tiểu đường qua từng ngày” tiến sỹ Jane K Dickinson, nhà tư vấn về bệnh tiểu đường, giám đốc chương trình quãn lý và chăm sóc bệnh tiểu đường thuộc viện đại học Columbia, thành phố New York cho biết như trên.
Hãy thay đổi ngôn từ nói về bệnh tiểu đường của các bạn
Trong khi các từ ngữ nói về bệnh tiểu đường xem ra như một vấn đề đành phải cảm chịu, thì đã có một tin tốt lành: một khi bạn đã có ý thức rằng ngôn từ có khã năng gây tác hại âm thầm đến việc chăm lo bệnh tật của các bạn, thì các bạn nên cố gắng thay đổi cách nói đi.
Sau đây là một vải từ và cụm từ thường dùng để nói về bệnh tiểu đường, cùng với cách thay đổi để cho chúng mang yếu nghĩa tích cực và động viên , chính xác và mang tính hỗ trợ nhiều hơn
Đường huyết nặng quá, hay thay chữ “ nặng” bằng chữ “ cao hay thấp” vì chữ nặng ám chỉ một tình huống không thể thay đổi được, mà thực tế kết quả đó cũng chỉ diễn tả ở một thời điểm nào đó mà thôi
“Thử máu” nên thay bằng từ “ kiểm tra” “ theo dõi” hay “ tự theo dõi” có vẻ phù hợp hơn từ “ thử máu” vì xét nghiệm thường ám chỉ đến một kết quả tốt hay xấu, trong khi người bệnh tiểu đường cần được theo dõi suốt cuộc đời còn lại của họ
”Kiểm soát” thường dùng trong các cụm từ như “ kiểm soát được bệnh tiểu đường” hay “ kiểm soát được đường huyết” nên thay bằng từ “ xứ lý” hay “ có tác dụng” vì từ “ kiểm soát có yếu nghĩa rõ ràng, trong khi người bệnh tiểu đường thật sự không thể biết điều gì đang xã ra bên trong cơ thể họ
“ người bệnh tiểu đường” có ý nói đến một đặc điểm về bệnh tật ở một người, nên thay bằng cụm từ “ người đang sống chung với tiểu đường “ nghe nhẹ nhàng hơn
“Thất bại” thầm hiểu toàn là nguy cơ dẫn đến không thành công, nên thay bằng từ “ không” hay chưa” thí dụ :” bạn chưa kiểm tra đường huyết của bạn đấy, ngảy mai hãy bắt đẩu ngay nhé”
“ béo phì” vả “ cân nặng bình thường” hội tiểu đường Úc đề nghị bạn nên thay hẳn bằng từ “ trọng lượng không lành mạnh hay lành mạnh” thế thôi. Đây Chính là các từ diễn tả sự khác biệt về dáng vẻ và tình trạng cơ thể. Béo phì là từ mô tả về dáng vẻ xem ra mang tính cố hữu và không thể thay đổi, còn trạng thái cơ thể có thể lảnh mạnh hay không lành mạnh, hàm ý đến những gì còn có thể thay đôi được
“Không nên” “ phải” và “ không thể” tránh sử dụng những từ này vì nó chẳng cho bạn một sự chọn lựa nào cả. Thí dụ “khi bạn nói với ai đó hãy vứt nó vào thùng rác, thì cơ hội vẫn còn đấy, họ vẫn còn có cảm giác mình còn có sự chọn lựa” Kim Olson giải thích thêm như vậy
Nói chuyện với tư cách như một người bị tiểu đường không phải dễ, một số người trong chúng ta quen sử dụng những từ mang tính tiêu cực, việc làm này sẽ có những tác hại tiềm ẩn đến tâm lý cũng như thể lý của người bệnh tiểu đường. Hãy cố gắng thay đổi từ ngữ và cách nói về bệnh tiểu đường nếu như bạn là người đang mắc bệnh tiểu đường hay thậm chí là nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe cho họ
: