Translate

Thứ Hai, 5 tháng 2, 2018

Nghề viết lách

Nghề viết lách

Thành phố càng về hướng trung tâm, dòng xe cộ càng đông đúc nối đuôi nhau kẻn xe inh ỏi. Khói bụi mịt mờ. (Nếu có một bộ óc tượng tưởng ai đó sẽ ví cảnh tượng này như một đàn kiến trên rừng Amazon )... phải mất đến hơn 45 phút tôi mới tìm được cái nhà sách cần tìm nằm trên đường Lê Lợi bởi đường xá dạo này thay đổi nhiều do những hướng phân luồng xe mới cộng với những hàng rào tôn lấn chiếm gần hết một đoạn đường khá dài trên con đường sầm uất này...do đang xây dựng một tuyến metro đi ra hướng thủ Đức 

Bước vào văn phòng của nhà sách. Tôi thấy một người đàn ông đã luống tuổi, đáng gầy gò, nét mặt đã hằn lên những dấu tích của thời gian. Đôi môi khô khốc còn đọng chút Bọt nơi khoé mép, ông đang hăng say nói về một tác phầm mà theo ông đã bỏ ra hơn 20 năm để viết. Tôi không muốn nghe lóm câu chuyện của ộng nhưng ông thấy tôi ngồi gần đấy nên muốn chia sẽ nỗi niềm cả với tôi. Ông nói, sách của ông chỉ bao gồm những kinh nghiệm sống , những phương pháp tập luyện và cách ăn uống khoa học để có được một cuộc sống tươi vui và khỏe mạnh. Nội dung sách của ông đã được đánh giá rất cao ở Thụy sỹ. Ông tự hào cho biết mình đá sống và làm việc ở Thủy sỹ hơn 40 năm ( ông chẳng nói ông làm nghề gì) nhưng nay ông đã về hưu, các đồng nghiệp của ông động viên ông nên viết một cuốn sách để lại cho hậu thế đặc biệt là dành cho quê hương nơi ông đã từng sống những ngày thơ ấu, đã từng trèo hái một thứ trái gì đó nơi làng quê ông như lời bài hát gì đó mà ông rất thích nhưng bỗng chốc ông không thể nhớ ra được. Tôi rất Thông cảm với cảm xúc mãnh liệt của ông lúc ấy và cũng cảm nhận được cái bóng xế chiều đang dần ập đến trong ông, có vẻ như ông nói trước quên sau, cứ nói đi nói lại những điều mà ông sợ như không còn dịp để nói. Cách nói ấy đã làm anh nhân viên tìm cách chấm dứt câu chuyện với ông một cách lịch sự bằng cách giới thiệu tôi với ông để ông tha hồ mà diễn đạt mà kể lễ nhưng trước khi để cho anh nhân viên đứng lên. Một lần nữa...
Ông hỏi: “tôi mưốn in quyển sách này ở Việt Nam cho rẻ để đáp ứng được như cầu muốn truyền lại chút kinh nghiệm sau 20 năm bốn ba nơi xứ người”
“ ông phải tìm đến một nhà xuất bản nào đó xin cấp phép cho nội dung quyển sách của ông, khi đã có phép của nhà xuất bản ông mới đem in được “ anh nhân viên giải thích vẻ hơi chút bực bội lộ rõ trên nụ cười gượng gạo
“ bên Thụy sỹ người ta đã đồng y xuất bản và phát hành quyển sách của tôi đến một triệu bản, mỗi bản tôi được một đô” ông lại tiếp tục trình bày “ ... nhưng tôi muốn mang về quê hương để giúp cho độc giả Việt Nam có được một quyến sách hay nhưng giá lại rẻ” ông lập lại cái điệp khúc ấy chán đến độ anh nhân viên quyết định đứng lên, không quên cái bắt tay lạnh nhạt cho phải phép

Tôi không biết ông làm nghề gì và nội dung quyển sách của ông viết về chủ đề gì nhưng rất Thông cảm với nỗi ưu tư và mơ ước thật đẹp của ông đang thai nghén cho một tác phẩm đầu tay, một đứa con tinh thần mà ông muốn sinh ra lần cuối ngoài những đứa con bằng xương bằng thịt của ông Tôi chợt nghĩ sao ông không xuất bản và phát hành ngay bên Thụy sỹ một công đôi việc ( vừa được tự do xuất bản lại vừa nhận được tiền bạc triệu)

Tôi lại nhớ lại những tháng ngày chạy đôn chạy đáo cho đứa con tinh thần của mình trào đời. Cái cảm giác thật vui và hạnh phúc biết bao... nhưng cái quá trình phát hành nó tưởng chừng như đơn giản lại hoá ra phức tạp hơn tôi tưởng.
Các công ty phát hành sách đều đồng ý giúp tôi quảng bá đứa con tinh thần của tôi
Nhưng họ bảo “ đứa con của tôi rất kén bạn đấy!!”
Tôi biết trước điều ấy...mà!!

Hôm ấy ngồi nghe câu chuyện của ông-một Việt kiều Thụy sỹ-không khỏi khơi lên những kỳ niệm của riêng mình , mới cảm nhận được những lời chia sẻ không hề sai của những “ bậc thầy” đi trước về cái nghề viết lách này. Cái nghề đã hút đi chất xám của người viết, rồi để cho bọn lái sách tha hoá kiếm lời vô tội vạ nhưng chắc hẳn 
Tiền bạc không thể bù cho những lời động viên của độc giả sẽ giúp cho người viết chút Hưng phấn tác dụng của những liều thuốc hồi sinh đề giúp họ mạnh dạn chấp nhận những tháng năm thai nghén dầy vò để tiếp tục hạ sinh ra những đứa con tinh thần mới nhưng phải thay đổi cách sinh khác cho phù hợp với lối sống công nghiệp digital ...đành chấp nhận lối ký sinh khác nhẹ nhàng và văn minh hơn , đơn giản chỉ để vơi đi chút nỗi niềm riêng

Thế mới biết người xưa thường nói nghề viết văn không đủ nuôi sống hay nói cách khác người viết thật sự đang phải trả cái nghiệp cầm bút của mình chấp nhận mọi gian khó để đổi lấy chút niềm vui cống hiến cho cuộc đời...

Xin chúc cho những ai đã từng viết sẽ mãi mãi có được niềm vui và sức khỏe để trả hết cho đời những gì mình đã nhận

                                   Saigon. Feb 6, 2018

                                            Paul Hunter

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét