Danh sách các loại thuốc tây không nên dùng
http://vi.rfi.fr/ph%C3%A1p/20191202-danh-s%C3%A1ch-c%C3%A1c-lo%E1%BA%A1i-thu%E1%BB%91c-t%C3%A2y-kh%C3%B4ng-n%C3%AAn-d%C3%B9ng?xtor=EPR-300-[Quotidienne]-20191202-[contenu]-1133485610748
Tuấn ThảoĐăng ngày 02-12-2019 Sửa đổi ngày 02-12-2019 16:28
Mười hai tên thuốc vừa được bổ sung vào danh sách mới các loại thuốc tây nên tránh.Reuters/Srdjan Zivulovic
Cuối tuần qua, nguyệt san ‘‘Prescrire’’ đã công bố danh sách của năm 2020 bao gồm 105 loại thuốc tây không nên dùng. Được một hiệp hội bác sĩ và dược sĩ thành lập tại Pháp từ năm 1981, tạp chí có uy tín này chuyên nghiên cứu về lợi ích cũng như rủi ro của các loại dược phẩm bày bán trên thị trường.
Nhóm sáng lập ‘‘Prescrire’’ (hiểu theo nghĩa Kê toa thuốc) gồm các bác sĩ và dược sĩ có lối quan sát độc lập và khách quan, không lệ thuộc vào Bộ Y tế Pháp cũng như các tập đoàn dược phẩm. Trong vòng 10 năm liền hiệp hội này rà soát và nghiên cứu các loại thuốc được tung ra thị trường. Đây là lần thứ 8, tạp chí cho đăng danh sách của các loại thuốc không nên dùng, và năm nay trên tổng số 105 hiệu thuốc được liệt kê, có 92 hiệu thuốc tây hiện diện trên danh sách từ nhiều năm qua, nhưng vẫn được bán trên thị trường Pháp. Toàn bộ danh sách có thể được tìm thấy ở đây.
Danh sách của năm 2020 tập trung vào các loại thuốc tây từng được phân tích trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2019. So với bản nghiên cứu năm trước, có 12 loại thuốc đã được đưa thêm vào danh sách mới. Về đầu danh sách của các dược phẩm không nên dùng, có loại thuốc (mua không cần toa) được chế biến từ bạch quả (ginkgo biloba, còn gọi là ngân hạnh) hiệu thuốc Tanakan và các loại thuốc gốc (générique). Bạch quả có công dụng trừ hen tiêu đờm, tốt cho buồng phổi và có khả năng cải thiện trí nhớ và lưu thông máu, tuy nhiên theo tạp chí Prescrire, loại thuốc Tanakan và các thuốc gốc lại có quá nhiều tác dụng phụ nơi người cao tuổi, chủ yếu là nguy cơ xuất huyết và rối loạn tiêu hóa …
Thêm 12 hiệu thuốc trên danh sách bổ sung
Các loại thuốc ho mà theo tạp chí này lại càng tránh tuyệt đối vì chẳng có tác dụng. Đó là trường hợp của thuốc ho Clarix dành cho trẻ em và thuốc ho hiệu Vicks, loại thuốc xi-rô 0,15% dành cho người lớn, chủ yếu bao gồm chất pentoxyverine. Trong các loại thuốc mới không nên dùng, có xirô Maxilase trị ho có đờm, sưng rát và viêm họng, cũng như Thiovalone có tác dụng sát khuẩn và chống viêm đều thiếu hiệu quả. Theo đánh giá của Prescrire, tất cả các loại thuốc có nhãn hiệu cầu chứng hay générique được chế biến với chất pentoxyverine, chất ticxocorrtol dùng để nhỏ mũi hay là các chất trong nhóm thuốc chorhexidine chẳng những không trị ho hiệu quả, mà còn gây ra các chứng như rối loạn tim mạch và dị ứng nghiêm trọng".
ADVERTISING
Các loại thuốc chống rối loạn tiêu hóa như hiệu Smecta và các loại đồng dạng (générique) chế biến với diosmectite cũng không nên dùng dù có toa và trong trường hợp ‘‘tự điều trị’’ lại càng nên tránh. Ngoài tiêu chảy, thuốc này còn được cho là có tác dụng bảo vệ màng nhầy bao tử, cũng như trị chứng viêm ruột hay trào ngược dạ dày thực quản, tuy nhiên khâu chế biến các loại thuốc này, lại dùng nhiều loại đất sét và cao lanh bị nhiễm chì độc hại. Vì thế cho nên, tạp chí Prescrire gạt bỏ các hiệu thuốc như Smecta, Rennieliquo, Bedelix cũng như Gelox, Gastropax, Neutroses cũng như các loại thuốc gốc (hay còn gọi là đồng dạng) có các chất attapulgite, diosmectite hay là monmectite.
Để trị các chứng bệnh thường thấy nơi giới cao niên, chẳng hạn như chứng tắc động mạch khiến người cao tuổi không thể đi bộ hơn 200 thước mà không dừng lại vì cảm giác đau nhói hay nhức mỏi ở chân trái hay chân phải, người ta thường dùng thuốc giãn mạch Naftidrofuryl (praxilène). Chứng viêm bàng quang được trị với thuốc Elmiron (pentosan polysulfate), để giảm đau, hạ sốt người ta thường sử dụng loại Tenoxicam (tilcotil), một loại thuốc chống viêm nhưng không có steroid. Thuốc Primalan dùng để chống dị ứng. Tuy nhiên, theo tạp chí Prescrire, các loại thuốc này có nhiều tác dụng phụ đối với thận hay gan mà lại không có nhiều hiệu quả cho lắm.
Câu hỏi đặt ra là bằng cách nào một loại thuốc ‘‘thiếu hiệu nghiệm’’ vẫn xuất hiện trên thị trường ? Theo tạp chí Prescrire, một loại thuốc trước khi được bán trên thị trường, cần có giấy phép của Cơ quan An toàn Dược phẩm, sau khi xem xét cả hai mặt lợi ích và rủi ro. Tuy nhiên, có khá nhiều tác dụng phụ không thể được phát hiện trong quá trình thử nghiệm và sau một thời gian dài sử dụng, giới chuyên gia mới quan sát đầy đủ các tác dụng phụ nơi nhiều bệnh nhân. Và lúc đó, những lợi ích của dược phẩm không còn trọng lượng so với các rủi ro.
Rủi ro quá nhiều, lợi ích chẳng bao nhiêu
Trước mắt, danh sách 105 hiệu thuốc cần nên tránh không có những loại thuốc xếp vào dạng nguy hiểm cấm bán, như trường hợp vụ tai tiếng liên quan tới trường hợp của thuốc trị bệnh tiểu đường Mediator. Tuy nhiên Prescrire vẫn lưu ý về các loại thuốc được bán trên thị trường Pháp cũng như tại nhiều nước châu Âu, mà sau một thời gian dài các nghiên cứu lâm sàng đã cho thấy là thuốc không có nhiều tác dụng trị bệnh. Để nghiên cứu các loại thuốc này, tạp chí Prescrire dựa trên một quy trình nghiêm ngặt : rà soát và kiểm chứng các tài liệu nghiên cứu, xác định tính hiệu quả cho bệnh nhân, xem xét các tác dụng phụ và quan trọng nhất là đánh giá mối tương quan lợi ích và rủi ro của từng loại thuốc.
Trên danh sách các loại thuốc cần tránh, có luôn cả nhưng loại thuốc trị ung thư như Défibrotide, Mifamurtide, Nintédanib, Trabectédine, Vandétanib, Vinflunine ... hay các chứng bệnh tim mạch. Tạp chí Prescrire lưu ý một điều : ngay cả trong trường hợp các phương pháp trị liệu gặp bế tắc, do căn bệnh quá nghiêm trọng, việc sử dụng ‘‘thuốc mới’’ để nghiên cứu lâm sàng là điều chấp nhận được, nhưng đầu tiên hết cần nên thông báo cho bệnh nhân về cái lợi và cái hại. Điều căn bản nhất trong lãnh vực dược phẩm kể từ cả hai phía bác sĩ cũng như bệnh nhân vẫn là : nên tránh dùng thuốc khi nhận thấy rủi ro quá nhiều mà lợi ích chẳng bao nhiêu.
Bilan 2020 des médicaments à écarter
pour mieux soigner
https://www.prescrire.org/Fr/202/1834/55640/0/PositionDetails.aspx
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét