Translate

Thứ Năm, 10 tháng 12, 2015

Bí quyết để kiểm soát những thói quen xấu



[Sưu Tầm – Dịch bởi DVH-Bransons]: 5 bí quyết để kiểm soát những thói quen xấu
Thói quen chi phối cuộc sống của chúng ta. Cách ứng xử có một sự ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc tới thái độ.
Bất cứ ai đều có thể thu xếp những thời gian vui vẻ và có thể nuôi dưỡng những thói quen có khả năng thúc đẩy sự khỏe mạnh và thành công. Tuy nhiên, thỉnh thoảng chúng ta có những thói quen xấu mà có thể gây ra sự mệt mỏi, tự suy sụp và tạo ra những rào cản khổng lồ tới thành công.
Khi chúng ta cư xử như mẫu người ma ta muốn trở thành, dần dần chúng ta sẽ trở thành mẫu người đó. Những thất bại trong quá khứ để diệt trừ các thói quen xấu không phải là dấu hiệu cho những biểu hiện trong tương lai.
Thói quen có thể thay đổi được, nhưng chỉ khi chúng ta hiểu được cách thức chúng hoạt động và có được sự nhận thức về những cách hiệu quả nhất để chiến đấu với những hành động không ai thích. Trên hết thảy, hãy nhớ một điều quan trọng đó là thói quen xấu không dễ phá bỏ, nhưng còn khó khăn hơn nhiều khi sống cùng chúng.
Dưới đây, đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp đã biên soạn một sự nghiên cứu bao hàm toàn diện về lý do thói quen hình thành và làm thế nào để phá bỏ chu trình này để chinh phục được những điều bạn mong muốn.
Giải thích sự tự kỷ luật và sức mạnh ý chí
Sức mạnh ý chí và kỷ luật tự giác phần lớn quyết định chất lượng cuộc sống mà chúng ta dẫn dắt. May mắn thay, sức mạnh ý chí là một kĩ năng có thể học được.
Tuy nhiên, chỉ có sức mạnh ý chí không thôi không phải là một công cụ đủ để ngăn chặn chúng ta khỏi việc thực hiện những hành động ngoài ý muốn. Bất cứ khi nào chúng ta lên kế hoạch thay đổi một thói quen, rất dễ để ta đánh giá thấp mức độ khao khát hoặc cám dỗ chúng ta gặp phải trên một nền tảng thường xuyên.
Vấn đề về việc dựa vào sức mạnh tinh thần đơn thuần, sẽ không dạy bạn cách ứng xử khi bạn bị ngộp bởi những áp lực hoặc sự kiệt quệ về tinh thần.
Sức mạnh ý chí là một cơ bắp và khi mỗi ngày trôi qua, bạn càng ngày càng trở nên yếu đuối và nghiêng về việc quay lại với những thói quen cũ.
Sự dẹp bỏ cái tôi của mình đi dẫn đến một ý tưởng rằng sự tự kiềm chế hoặc sức mạnh ý chí gợi nhớ một cái bể bị giới hạn về tài nguyên mà có thể bị sử dụng đến hết kiệt. Khi năng lượng dành cho các hoạt động tinh thần xuống thấp, sự tự kiềm chế bị suy yếu đi một cách điển hình, đây có thể xem là một trạng thái của việc dẹp bỏ cái tôi.
5 bí quyết đơn giản hóa để bắt đầu sự biến đổi hành động và thói quen
Hãy hiểu rõ và xác định những động lực khiến bạn thực hiện những hành động ngoài ý muốn. Hãy thành thật với chính mình. Bạn càng có nhiều thông tin về một thói quen, bạn càng dễ dàng loại bỏ nó hơn. Dưới đây là 5 bài tập để trợ giúp bạn vươn xa sự hiểu biết và hỗ trợ trong việc thay đổi thói quen.
  1. Hãy tạo ra những chiến thắng nho nhỏ. Cách tốt nhất để tạo ra một sự thay đổi vĩnh viễn chính là tập trung vào những sự cải thiện gia tăng mỗi ngày. Mục tiêu của bạn là để dứt bỏ khỏi thói quen đó bằng cách đặt những mục tiêu trọng tâm mà không ngừng làm giảm lượng thời gian bạn dành cho các hoạt động ngoài ý muốn đó.
  2. Hãy dành thời gian nghỉ khỏi kỹ thuật số. Hãy hoàn toàn ngắt kết nối với mạng internet. Hãy làm như vậy trong vài giờ mỗi lần.
  3. Hãy viết xuống những lý do bạn muốn thay đổi. Hãy hiểu rõ lý do bạn muốn thay đổi và bạn mong đợi những kết quả gì từ việc này.
  4. Hãy hiểu được những cảm giác, hành động và tình huống có thể kích thích các thói quen không ai ưa thích. Liệu có phải là sự lo lắng, sự phấn khích, sự chán nãn, sự suy sụp hay một cảm giác nào khác đã tạo ra nhu cầu cho việc thực hiện thói quen đó không? Một khi bạn hiểu rõ, bạn có thể tiết kiệm sức mạnh ý chí một cách có hệ thống.
  5. Thay đổi một thói quen cho mỗi lần. Hầu như không thể thay đổi nhiều thói quen cùng một lúc. Hầu hết các cá nhân không có đủ sức mạnh ý chí để sắp xếp nhiều thói quen hàng ngày cùng lúc. Tùy vào nguồn bạn chọn, hình thành một thói quen mới có thể mất thời gian dài như 2 tháng hoặc ngắn như 3 tuần.
Kết luận
Hơn 40% những việc bạn làm mỗi ngày sẽ trở thành thói quen. Chúng ta thực hiện mỗi một hành động vì một lý do cụ thể. Thói quen xuất hiện vì não bộ luôn luôn tìm cách tiết kiệm công sức.
Khi một thói quen xuất hiện, não bộ ngưng hoàn toàn việc tham gia vào việc đưa ra quyết định. Tuy nhiên, điều đó hoàn toàn có thể được thay đổi, nó chỉ đơn thuần cần thời gian, sự am hiểu chính mình, niềm tin và sự kiên trì.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét