( crowd psychology)
Trong mọi biến cố bất ổn xã hội hay chính trị từ muôn đời nay hay nói một cách khác từ mọi giai đoạn lịch sử khác nhau từ cổ đại hay hiện đại đều có sự góp phần của đám đông hay còn gọi là quần chúng mà tâm lý của đám đông này sẽ tác động không nhỏ đến những bất ổn chính trị hay xã hội
Vậy tâm lý đám đông là gì ?
Trước khi tìm hiểu về điều này thiết tưởng chúng ta cũng cần tìm hiểu về vấn đề tâm lý
Tâm lý có thể hiểu như một trạng thái biểu lộ cảm xúc ( nội tâm) của một người qua dáng vẻ thể hiện trên
cơ thể ( thể lý) thí dụ như vui , buồn, giận ghét ... Trạng thái nội tâm này sẽ được thể hiện qua cơ thể của người đó cụ thể trên nét mặt ( ánh mắt hay nụ cười..) hoặc bằng các cử chỉ thể hiện bằng giọng nói ( la hét , chửi rủa ...) hay bằng hành động ( ôm ấp hay đập phá ..)
Tâm lý là một quả trình hình thành qua ba giai đoạn : ý thức , tiềm thức và vô thức . Trước một hiện tượng xã hội giai đoạn đầu tiên chính là nhận thức (hay ý thức) từ nhận thức sẽ thể hiện qua một phản ứng cùa tâm trí dưới các cảm xúc như vui , buồn , thích , ghét .... Các cảm xúc này theo thời gian sẽ trở thành tiềm thức rồi đi vào vô thức
Thí dụ một người khi cảm nhận được một giọng hát mà họ yêu thích nếu ở giai đoạn nhận thức ban đầu thì cảm tình dành cho ca sĩ đó có thể sẽ bị thay đổi , nhưng nếu cảm tình đó trở thành tiềm thức thì họ sẽ không bao giờ quên được tình cảm yêu thích mà người đó đã giành cho ca sĩ đó , lúc này người ấy sẽ không thể nghe được ca sĩ khác hát cùng bài hát đó ... Khi tâm lý đã trở thành vô thức thì đối với người ấy ca sĩ đó đã trở thành thần tượng , lúc này họ sẽ không muốn ai nói xấu đến thần tượng của họ , thậm chí chết vì thần tượng của mình...
Còn Đám đông là một tập hợp nhiều người có thể cùng một ngành nghề hoặc thuộc nhiều thành phần xã hội khác nhau nhưng trong một đám đông bao giờ cũng có một thành phần cơ bản hay nói một cách khác thành phần chiếm đa số , chính thành phần này sẽ quyết định hay gây ảnh hường lớn đến phãn ứng của đám đông còn được gọi là tâm lý đám đông , tâm lý của đám đông cũng được hình thảnh qua ba giai đoạn đã nói ở phần trên
Tuy nhiên tâm lý đám đông lại có những đặc điểm
1/ dễ xoay chiều khi có một kẻ khởi xướng
Thí dụ khi đám đông đang cổ vũ cho đội bóng mà họ yêu thích , trên đường sẽ có nhiều kẻ khác có cùng tâm trạng sẽ tham gia , khi có một nhóm dẫn đầu chuyển từ hình thức la hò cổ vũ sang quả khích hơn là trêu chọc người khác thậm chí nẹt pô , đua xe khi tâm trạng quá khỉch đã đến tột đỉnh , sự xoay chiều cảm xúc này đã được điều chỉnh bởi nhóm cơ bản thuộc thành phần đám đông kia , lúc này cảc thành phần khác hình thành đám đông lúc đầu cỏ thể rút ra khỏi đám đông này , đồng thời cũng sẽ có những nhóm người khác cùng sở thích sẽ cộng hưởng thêm vào , lúc này kẻ cầm đầu có thể chuyển sang một mục đích khác mà các thành viên khác cũng sẵn sàng nghe theo ( phương cách này thường được sử dụng trong các mục đích chính trị)
2/ mù quáng khi trạng thái tâm lý đã chuyển sang giai đoạn tiềm thức hay vô thức , lúc này sức mạnh của đám đông đã lên đến cực điểm và số thành viên càng lúc càng đông và biến thành quần chúng , sức mạng của quần chúng đã trở thành cái gọi là sức mạnh quần chúng đủ để góp phần thậm chí lật đổ được cả một chính quyền ( mùa xuân Ârap hay CM cam ...) và còn biểt bao cuộc "cách mạng" khác mà những kẻ " chính trị xôi thịt" đã lợi dụng ...
Đám đông quần chúng " mù quảng" đến độ sẵn sàng hy sinh vì " lý tưởng" ( thật sự chỉ là một " ảo tưởng" mà thôi ..)
3/ có sự hỗ trợ bằng các phương tiện truyền thông
Ngày nay nhờ có rất nhiều phương tiện truyền thông va mạng xả hội nên sức lan toà của tâm lý đám đông cực kỳ nhanh chóng
Như vậy khi hiểu về tâm lý đám đông ngừơi ta có thể né tránh , tranh thủ tình cảm hoặc lợi dụng họ theo một mục đích cỏ chủ đích của họ đặc biệt khi tâm lý đám đông đã đến giai đoạn vô thức
Khi hiểu về vẩn đề tâm lý đám đông chúng ta cũng có thể lý giải một số biến động xã hội có sự góp phần cùa đám đông hay quần chúng , vai trò và sức mạnh cùa nó
Vài dòng phiếm luận cuối tuần ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét