Translate

Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2019

Dùng Trí Tuệ Nhân Tạo để chẩn đoán bệnh lý võng mạc do bệnh tiểu đường.

by Jeffil Obadiah on 10/16/2019

Trí Tuệ Nhân Tạo có khả năng chẩn đoán và phát hiện chính xác đến 95% các bệnh lý võng mạc do tiểu đường và kỹ thuật này sẽ sớm được vào áp dụng với chi phí thấp.

EyeArt (một ứng dụng kỹ thuật Trí Tuệ Nhân Tạo) đòi hỏi các bác sĩ chuyên khoa mắt phải nhập các dữ liệu chẩn đoán và các hình ảnh tất cả các bệnh lý của mắt vào hệ thống, từ đó về sau với khả năng của Trí Tuệ Nhân Tạo, hệ thống có thể xử lý trong vòng 60 giây, việc tầm soát bệnh lý ngay tại phòng khám hay các trung tâm theo dõi điều trị bệnh tiểu đường. Việc tầm soát tự động và chính xác này là một bước triển khai quan trọng đối với hàng triệu bệnh nhân tiểu đường có nhu cầu tầm soát các bệnh lý võng mạc do tiểu đường hàng năm.

Các nhà nghiên cứu đã báo cáo công trình nghiên cứu về hệ thống này tại một buổi hội thảo hàng năm do Hội Nhãn Khoa Mỹ tổ chức vào năm 2019. Số bệnh nhân bệnh tiểu đường hiện nay đang bùng nổ tại Mỹ, với con số hơn 30 triệu người. Cứ 4 người bệnh thì có một người sẽ bị bệnh lý võng mạc do tiểu đường, đây là nguyên nhân hàng đầu gây mù ở người Mỹ còn đang độ tuổi lao động.

Bệnh lý võng mạc do tiểu đường theo thời gian, sẽ phát sinh ở người bệnh tiểu đường, đặc biệt khi họ không kiểm soát được đường huyết. Lượng đường huyết cao có thể gây tổn hại đến các mạch máu nhỏ ở đáy mắt, đôi khi những phân tử nhỏ sẽ lọt vào các mạch máu, làm cho dịch và máu rỉ ra võng mạc. Dịch này có thể gây sưng hay phù ở một vùng trên võng mạc-hoàng điểm-giúp chúng ta nhìn thấy rõ mọi vật. Lúc đầu, bệnh lý võng mạc này có thể chưa gây ra triệu chứng gì hoặc chỉ làm mờ mắt, cuối cùng sẽ gây ra mù loà.

Bác sỹ chuyên khoa mắt có những phương pháp hữu hiệu để điều trị bệnh lý võng mạc do tiểu đường, nhưng kết quả điều trị chỉ tốt nhất khi bệnh nhân được phát hiện và điều trị sớm. Đó là lý do tại sao bệnh nhân tiểu đường nên đi tầm soát định kỳ mắt hàng năm, tuy nhiên số người cần tầm soát lại cứ tăng lên đều đặn, do vậy  BS nhãn khoa cũng cần phải có một hệ thống tự động, chính xác nhằm phát hiện sớm những bệnh nhân cần phải được điều trị

Hệ thống EyeArt đã từng chứng tỏ là một kỹ thuật đầy triển vọng qua các công trình nghiên cứu trước đây. Nhưng các BS nhãn khoa muốn đảm bảo có thể tin tưởng vào hệ thống này. Để đánh giá thêm, Tiến Sỹ Srinivas Sadda, thuộc viện Mắt Doheny/UCLA và các đồng nghiệp của ông ở khắp nước Mỹ đã so sánh hệ thống EyeArt với kinh nghiệm chẩn đoán của các BS nhãn khoa theo tiêu chuẩn vàng của Hiệp Hội Nhãn Khoa Mỹ

EyeArt đã được dùng để tầm soát cho 893 bệnh nhân bị tiểu đường ở các trung tâm y tế khác nhau. Kết quả xử lý của hệ thống đã được kiểm tra lại độ chính xác bởi các chuyên gia,

chỉ cần quét đáy mắt chưa nhỏ thuốc giãn đồng tử, hệ thống tầm soát EyeArt ghi nhận đã có độ chính xác 95.5% và độ chuyên biệt là 86%. Chỉ với một tỷ lệ nhỏ mắt được nhỏ thuốc giãn đồng tử để có đủ hình ảnh chính xác làm tiêu chuẩn đánh giá. Khi sử dụng thêm số bệnh nhân này trong quá trình phân tích dữ liệu, thì độ nhạy vẫn tương tự, nhưng độ chuyên biệt đã tăng lên 86.5% và độ phân biệt các cấp độ đã lên đến 97.4%.

Kết quả ghi nhận, Hơn 90% mắt được tầm soát qua hệ thống EyeArt đã phát hiện được các bệnh lý võng mạc do tiểu đường hay các bệnh lý khác ở mắt.

Bệnh nhân tiểu đường hiện đã quá tải với công việc khám chữa bệnh của các BS mắt tại Hoa Kỳ, và không may thay, tình trạng mất quân bình này ngày càng tăng. Tiến Sỹ Sadda cho biết. Một hệ thống chẩn đoán chính xác và tức thời sẽ là một phương tiện hứa hẹn cho hàng triệu bệnh nhân đang phải sống chung với bệnh tiểu đường. Ngoài việc dễ tiếp cận, chẩn đoán ngay được bệnh bằng ứng dụng Trí Tuệ Nhân Tạo sẽ phát hiện được những người có nguy cơ bị mù loà và giúp họ có cơ hội được điều trị trước khi quá trễ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét