Tại sao trong cuộc sống lại có người này giàu lòng vị tha hơn người kia ?
Không ai biết chính xác khái niệm LÒNG VỊ THA đã có từ bao giờ trong ngôn ngữ và xã hội Việt Nam nhưng chắc chắn nó đã xuất hiện từ rất lâu trong phạm trù Đạo Đức và Triết Học. Trong xã hội Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng từ các luồng tư tưởng Khổng Nho, cũng như giáo lý của các tôn giáo lớn như Phật giáo và Thiên chuẩn giáo ...
Việc giáo dục lòng vị tha đã được hầu hết các gia đình quan tâm dạy trẻ ngay từ bé và liên tục được dạy trong môn đạo Đức hay giáo dục Công dân từ thời trước năm 1975, hiện nay xã hội đã có nhiều thay đổi , khiến cho cuộc sống trở nên những hoài niệm với những người luống tuổi . Tuy vậy đâu đây ta vẫn nghe kế về những con người quên mình thể hiện hành động vị tha đối với những người cơ khổ hay gặp nạn . Họ sẵn lòng giúp đỡ kẻ khó mà không bao giờ nghĩ đến việc được trả công ...
Dưới lăng kính của những nhà Khoa học ( xã hội , tâm lý , triểt học ...) họ đều cố gắng đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên .
Xét về khía cạnh lịch sử triết học thế giới -Lòng Vị Tha - tiếng Anh là ALTRUISM. Do Auguste Comte- một nhà triết học Pháp nêu ra đẩu tiên , từ này có nguồn gốc từ tiếng Ý " ALTRUI" và tiếng Latin là "ALTERI" có nghĩa là " NGƯỜI KHÁC"
LÒNG Vị THA là sự quan tâm đến hạnh phúc hay sự an bình của người khác. Đây là những biểu hiện truyền thống ở nhiều xứ sở trên thế giới và là điều CỐT LỔI trong nhiều tôn giáo cũng như các quan điểm thế tục khác. Mặc dù khái niệm "NGƯỜI KHÁc" cỏ khác nhau trong một số nền văn hoá hay tôn giáo. Lòng vị tha không những chỉ có ở loài người mà còn có ở cả các loài vật thậm chí cả các thú dữ ...
Trong quyển "THE GIFT" , MARCEL MAUSS. Có đoạn viết về "CỦA BỐ THÍ" mô tả về sự tiến triển của khái niệm BỐ THÍ xuất phát từ khái niệm HY SINH . " Bố thí là kết quả cũa khái niệm đạo đức về sự "CHO ĐI" , xuất phát từ sự hy sinh những gì thuộc về mình để cho người khác "
Những nhà khoa học thuộc khoa PHONG TỤC HỌC ( Science of Ethology ) lại có sự giải thích như sau : theo đà phát triển của xã hội , thì lòng vị tha muốn ám chì đến cách cư xử của một cá nhân làm tăng lợi ích cho người khác và giảm đi lợi ích cho chính mình
"NGƯỜI KHÁC" trước hết , đó chính là những người thân trong gia đình hay họ hàng dòng tộc rồi mới đến những người bả con xa và không có quan hệ huyết thống nào. Khuynh hướng theo thứ tự ƯU TIÊN này đã được khẳng định trong nhiều công trình nghiên cứu ở nhiều nền văn hoá khác nhau
Ngoài sự chia sẻ về vật chất cũng như tình cảm cho người khác , người có lòng vị tha cũng sẽ vô cùng đau khổ khi những người thân của họ không may gặp phải những điều bất hạnh "một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ ". Tất cả hình thành nên các thành viên trong cùng một nhóm ( Ingroup) , các thành viên trong nhóm có thể quên mình mà hy sinh cho nhóm nểu có bất kỳ một sự đe dọa nào đến từ những kẻ ngoài nhóm (out-group)
Khái niệm vị tha trong tình huống này gọi là sự hỗ tương , được chia thành hai loại : (1) sự hỗ tương trực tiếp ( direct reciprocity) và (2) sự hỗ tương gián tiếp ( indirect reciprocity).
Hành động này sẽ được thề hiện dưới hai trạng thái gọi là : (1) sự hỗ tương mạnh mẽ hay quyết liệt ( strong reciprocity ) và (2) sự hỗ tương giả trá ( pseudo reciprocity )
Dưới con mắt của các nhà sinh học thần kinh ( Neurobiology)
Các chuyên gia về thần kinh học thuộc viện sức khoẻ quốc gia và hệ thống mạng lưới bệnh viện LABS-D'OR , Jooger Moll và Jordan Grafman , đã công bố bằng chứng đầu tiên trên cơ sờ thần kinh học của LÒNG VỊ THA nơi những đối tượng tình nguyện có sức khỏe bình thường bằng phương pháp và phân tích trên não bộ cũa họ qua các hình ảnh chụp cộng hưởng từ ( MRI) , kểt quả nghiên cứu này đã được công bố trong tạp chí NATIONAL ACADEMY OF SCIENCES USA vào tháng 10/ 2006 chi thấy có những vùng sáng bất thường nằm ở vùng vỏ não trước ,đã góp phần vào việc học hỏi các hành vi vị tha, đặc biệt ở những những người sẵn có lòng cảm thông sâu sắc
Xét theo khía cạnh Tâm lý (psychology )
Lòng vị tha phát suất từ những trải nghiệm cá nhân , họ đã từng sống trong những hoàn cảnh khó khặn tương tự hay gần giống như vậy giờ đây đã thoát khỏi. Đương nhiên lúc này bản tính ích kỷ chỉ biết lo cho bản thân và gia đình ngày càng giảm đi . Đây chính là giai đoạn họ không còn phải quan tâm đến việc kiểm tiền lo cho gia đình con cái , họ đã đến tuổi về hưu , con cái thì đã trưởng thành. Họ sẽ dành nhiều thời gian cho việc thực hiện lòng vị tha dưới hình thức đi làm từ thiện hay sẵn lòng bố thí cho kẻ khó. Tuy nhiên không phải tất cả những người ở độ tuổi này cũng đều thể hiện lòng vị tha của họ cho kẻ khác , cho dù cuộc sống của họ đã quá dư thừa và cũng không còn gánh nặng lo cho gia đình hay con cái . Đơn giản chỉ vì bản tính ích kỷ trong con người họ còn quá tràn đầy
Qua những phân tích dưới nhiều khía cạnh trền đây , chúng ta hẳn đã hiểu rõ hơn động cơ của những con người có lòng vị tha , để không còn phải tỏ ra hoài nghi hay nói khác đi chúng ta có thể hiểu rõ bản chất của những con người tốt hay xấu trong việc thể hiện lòng vị tha của họ .
Nói một cách khác mỗi khi chúng ta bị ai đó hoài nghi về lòng vị tha của mình thì đó cũng là điều đương nhiên khó tránh khỏi
Nhưng rõ ràng là " HÃY CHO ĐI THÌ SẼ ĐƯỢC". Hạnh phúc và niểm vui sè đến cho những ai biết chia sẻ với người khác
Badaxe, September 26th, 2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét