Một phương pháp kiểm tra mới để phát hiện nguy cơ ung
thư dạ dày tái phát
Vào ngày 21 tháng 12 vừa qua, Một nhóm khoa học gia Nhật,
thuộc trung tâm nghiên cứu Ung thư Quốc gia, đã cho biết
Các nhà nghiên cứu đã triển khai một kỹ thuật nhằm
phát hiện ra những bệnh nhân có nhiều khả năng bị tái phát bệnh ung thư dạ dày
dựa vào mức độ Methyl hóa bất thường trên chuỗi ADN
Phương
pháp mới này sẽ đo lường mức độ methyl hoá trên chuỗi AND để đánh giá nguy cơ
tái phát ung thư, ( Methyl hoa là một hiện tượng xảy ra khi một số chất hóa học
khiến các phân tử carbon và hydrogen tự gắn vào với những gene của tế bào niêm mạc dạ dày)
Sự tích tụ hiện tượng methyl hóa được cho
là một nguyên nhân gây ra bệnh ung thư dạ dày, bởi vì hiện tượng này tác động
đến chức năng của các gene.
“kỷ
thuật này cũng được dùng để phát hiện những người có khả năng phát bệnh ung thư
gan và một vài dạng bệnh ung thư đại trực tràng khác, khi bệnh nhân phát sinh ung
thư do tình trạng viêm kéo dài liên tục như trong bệnh ung thư dạ dày,”
Toshikazu Ushijima, khoa trưởng viện Nghiên Cứu Ung thư Quốc gia cho biết như
trên.
Ở
Nhật mỗi năm có 130,00 người phát bệnh ung thư dạ dày. Người ta nói rằng loại
ung thư dạ dày này xày ra khi bệnh nhân đã có những đột biến gen trong các tế
bào niêm mạc dạ dày do tình trạng nhiễm vi khuẩn HP hay các yếu tố khác.
Nhóm
nghiên cứu đã lấy mẫu các tế bào niêm mạc dạ dày chưa bị ung thư ở 795 bệnh nhân
đã được chẩn đoán ung thư dạ dày giai đoạn sớm và đang được điều trị bằng
phương pháp nội soi.
Sau
đó mức độ của hiện tượng methyl hóa này đã được đem khảo sát để tìm ba loại gen.
các nhà nghiên cứu đã theo dõi các đối tượng nghiên cứu này trong vòng 5 năm
rưỡi và thấy có 133 người bị tái phát bệnh ung thư dạ dày.
Căn
cứ vào các mức độ methyl hóa, nhóm nghiên cứu đã chia các bệnh nhân này ra
thành 4 nhóm.
Loại
bỏ những yếu tố như tuổi tác, thói quen hút thuốc và những yếu tố khác có ảnh
hưởng đến kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học đã khám phá ra nguy cơ tái phát bệnh
ung thư dạ dày ở nhóm có mức độ methyl hóa cao nhất, nhóm này có nguy cơ tái
phát cao gấp ba lần nhóm có mức methyl hóa thấp nhất.
Một
công trình nghiên cứu lâm sàng trên 2,000 người hiện đang được tiến hành dựa vào
kỹ thuật này nhằm xác định liệu phương pháp này có thể đánh giá được nguy cơ bị
bệnh ung thư dạ dày thậm chí cả ở người còn khỏe mạnh đã được điều trị diệt vi
khuẩn HP hay không.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét