Xơ gan là bệnh thường gặp ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Tỉ lệ số người tử vong vì căn bệnh này ở các nước dao động từ 0.01% – 0.02% dân. Xơ gan nguy hiểm bởi vì khi nhiễm, người bệnh ít có biểu hiện ra ngoài, chỉ khi các mô xơ phát triển chiếm lấy các tế bào gan, xơ gan chuyển sang giai đoạn cuối thì những dấu hiệu của bệnh mới xuất hiện. Do đó, xét nghiệm chẩn đoán xơ gan là bước cần thiết để phát hiện và ngăn chặn xơ gan phát triển.
Xét nghiệm máu là một trong những cách để chẩn đoán xơ gan. (Ảnh minh họa)
Cần thiết để xét nghiệm chẩn đoán xơ gan
Đối với người khỏe mạnh, làm xét nghiệm chẩn đoán xơ gan cũng là điều cần thiết nên làm định kỳ từ 3-6 tháng 1 lần. Tuy nhiên đối với những người có biểu hiện như đau hạ sườn phải, bụng trướng nhẹ, người mệt mỏi và chán ăn kéo dài thì nên tới cơ sở y tế gần nhất để làm xét nghiệm xơ gan, đừng nên trần trừ tạo cơ hội cho bệnh phát triển.
Các xét nghiệm chẩn đoán xơ gan chia làm hai nhóm: các xét nghiệm cận lâm sàng và các phương pháp thăm dò hình thái của gan.
Xét nghiệm cận lâm sàng
Xét nghiệm máu ngoại vi: người bệnh thường có thiếu máu, nếu xuất huyết tiêu hóa thiếu máu nhược sắc – huyết sắc tố giảm, số lượng tiểu cầu thường giảm.
Khi làm các xét nghiệm chức năng gan, người nhiễm xơ gan có chức năng gan bị suy giảm rõ rệt:
- Điện di protein: tỷ lệ A/G đảo ngược, gamma globulin tăng, albumin huyết tương giảm ở mức dưới 40%.
- Cholesterol máu giảm.
- Amoniac máu tăng
- Người bị ứ mật có Bilirubin máu tăng cao cả liên hợp và tự do, phospatase kiềm trong huyết tương tăng.
- Xơ gan do hoại tử tế bào gan: enzim chuyển hóa acid amin tăng, rõ nhất là trong thời kỳ phát triển mạnh của xơ gan.
- Tỷ lệ prothrombin hạ thấp.
- Chức năng chuyển hóa đường: dương tính với nghiệm pháp galactose niệu.
- Chức năng chống độc và đào thải chất màu: dương tính với nghiệm pháp BSP.
Phương pháp thăm dò hình thái của gan
Siêu âm gan: Người xơ gan khi thực hiện biện pháp này thường phát hiện lá gan to và sáng hoặc gan teo nhỏ, chỉ nhìn thấy mặt gan ở diện cắt siêu âm trên bờ sườn, cường độ siêu âm bị giảm theo độ sâu, tia siêu âm yếu nhanh do sự thoái hóa mỡ của tổ chức gan. Cục u xơ trên bề mặt gan khiến bờ gan không đồng đều. Có thể phát hiện dịch cổ trướng, cổ trướng ít thì nhìn thấy được ở hốc gan thận, cổ trướng nhiều thì xuất hiện nhiều dịch bao quanh. Ngoài ra, người bệnh cũng bị phát hiện lách phát triển to, cấu trúc siêu âm không đồng đều, tĩnh mạch cửa giãn rộng với đường kính lơn hơn 1,3cm.
Một bệnh nhân đang chuẩn bị chụp cộng hưởng từ. (Ảnh minh họa)
Soi ổ bụng: Mặt gan người nhiễm xơ gan mất tính chất nhẵn bóng, từ lần sần đến mấp mô do khối u to nhỏ khác nhau. Màu sắc thay đổi từ đỏ nhạt hoặc vàng nhạt. Bờ gan mấp mô, mật độ tăng làm gan cong lên có thể nhìn thấy một phần mặt dưới gan. Qua soi ổ bụng ta có thể tiến hành xét nghiệm sinh thiết gan để có chẩn đoán chính xác hơn về xơ gan.
Sinh thiết gan: Đây là cách chính xác nhất để chẩn đoán xơ gan. Bác sĩ sẽ lấy từ gan một mẫu tế bảo khoảng 3cm sau đó làm các xét nghiệm trên tế bào đó để xác định các tổn thương trong gan và đưa ra kết luận về trình trạng xơ gan của bệnh nhân.
Chụp cắt lớp (CT Scan): Chỉ nên tiến hành sau khi có kết quả siêu âm của gan. Đây là phương pháp chẩn đoán xơ gan có độ chính xác và đồng thời chi phí cũng rất cao. Tuy nhiên, phương pháp này không tốt cho người bệnh bởi họ có thể bị nhiễm xạ tia X từ phương pháp này.
Chụp hình theo phương pháp cộng hưởng từ (MRI): Đây là phương pháp chẩn đoán bệnh bằng hình ảnh hiện đại, hiệu quả. Chụp MRI cho hình ảnh chất lượng cao giúp thầy thuốc đánh giá chi tiết và chính xác các thương tổn ở gan, trong nhiều trường hợp còn tốt hơn so với các kỹ thuật chẩn đoán qua hình ảnh khác như siêu âm, X – quang và chụp cắt lớp CT.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét