Cách sử dụng
Quyển
thuật ngữ y khoa Việt-Anh gồm hơn 20.000 từ được biên soạn dưới dạng thứ tự
ABC,
tuy
nhiên để tìm ra chính xác thuật ngữ muốn tìm đôi khi người sử dụng cũng phải hiểu
một số nguyên tắc cơ bản :
1/cảm
giác đau, có thể tìm trong mục đau như đau bụng, đau đầu.v..vv
2/chứng
là các biều hiện mang tính thường xuyên hơn thí dụ như chứng nhức nửa đầu, chứng
đau bụng kinh.v..vv
3/bệnh
là những biểu hiện đã được xác định rõ nguyên nhân và cách điều trị
4/tình
trạng là những tình huống biểu hiện khi bệnh khởi phát hay chưa tìm ra được
nguyên nhân…hay đơn giản là biểu hiện một tình huống lâm sàng nhất thời khi
chưa được điều trị
5/phẫu
thuật để chỉ các cuộc mổ lớn (từ trung đến đại phẫu), còn thủ thuật thường là
những hương pháp trị liệu đơn giản có thể gây tê tại chổ để thực hiện trong
công tác chẩn đoán hay điều trị v..vv
6/các
cụm từ thông dụng cũng được sắp xếp theo thứ tự ABC
Ngôn
ngữ các dân tộc đều vay mượn của nhau để diễn tả một tình huống quen thuộc, đôi
khi không thể dịch ra tiếng Việt hay kiểu phiên âm sang tiếng Việt một từ Tiếng
Pháp, chẳng hạn như áp-xe, trong trường hợp này chúng tôi dùng thẳng từ “Abcès”
7/cùng
một từ y khoa tiếng Việt có thể tìm thấy ở mục này hay mục kia là do thói quen
sử dụng trong thực tế, thí dụ : tắc ruột hay tình trạng tắc ruột khi tra sang
tiếng Anh cũng đều như nhau nhưng do sự sắp xếp theo ngữ pháp tương đương giữa
hai ngôn ngữ Việt và Anh
8/
các bệnh mang tên riêng có rất nhiều và cách cấu trúc từ tương tự, cho nên qua
mục này chúng ta cũng có thể áp dụng khi chuyển ngữ nhưng tên bệnh mang tên
riêng nhưng không có trong quyển sách này. Nói chung tuy quyển sách không nhằm
giải quyết vấn đề ngữ pháp nhưng đọc giả cũng sẽ tự tìm thấy những cấu trúc tương
đương khi không tìm thấy trong quyển sách này, đặc biệt trong phần các cụm từ
(cụm danh từ hay tĩnh từ v.v..v)
9/thuật
ngữ tiếng Việt sẽ được sử dụng theo tiếng Việt chuẩn, chứ không dùng theo các đặc
ngữ địa phương, thí dụ như bệnh “rò” hậu môn thay vì là “dò” hậu môn tuy nhiên
bệnh này trong dân gian lại được gọi là “mạch lươn” như vậy chúng ta có thể tìm
thấy từ rò hậu môn hay mạch lươn chứ không có từ dò hậu môn
10/những từ
Hán-Việt quen thuộc đã từng được sử dụng, chẳng hạn như “hủy cốt bào” nghĩa là
“tế bào hủy xương” , hai kiểu dùng từ này cũng tìm thấy với một từ tương đương
bằng Anh ngữ “osteoclast”
Trong
quá trình biên soạn, chắc chắn không khỏi nhiều điều thiếu sót rất mong nhận được
sự
góp ý xây dựng để quyển sách này sẽ trở nên một
món quà hữu ích cho các bạn quan tâm đến thuật ngữ Y khoa
August
20th, 2013
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét