Cứ 10 người sẽ có 1 người bị sạn thận
trong suốt cuộc đời của mình. Các chuyên gia về sức khỏe khuyên cáo nên giữ cho
cơ thể đủ nước và giảm tiêu thụ thực phầm làm tăng nguy cơ bị sạn thận.
1.Giữ cho cơ thể đủ nước. do nước tiểu chứa
nhiều nước nên không dễ dàng để khoáng chất và muối tạo thành sạn. nước tiểu sậm
màu là dấu hiệu của tình trạng thiếu nước trong cơ thể. nước tiểu thường có màu
vàng nhạt, vì thế, các chuyên gia khuyến cáo một người nên uống từ 6 đến 8 ly nước
mỗi ngày.
2.Hãy giảm lượng muối ăn vào. muối có thể
làm tăng tình trạng giữ nước trong cơ thể rồi dẫn đến thiếu nước. muối cũng làm
tăng lượng calci trong nước tiểu. các chuyên gia cho rằng người lớn nên giữ lượng
muối ăn mỗi ngày dưới 2,300 mg. bằng với 1 muỗng cà phê muối ăn. Một vài thí dụ
về thực phẩm chứa nhiều muối là khoai tây chiên, thịt nguội hay thịt hun khói. Ngoài
ra còn có các bữa ăn đã được sơ chế hay đóng gói sẵn
3.Hạn chế ăn các thực phẩm có chứa oxalate
calci. Sạn thận được tạo thành bởi nhiều hợp chất khác nhau. Những hợp chất này
gồm có acid uric, struvite và cysteine. Loại sạn thận phổ biến nhất có liên
quan đến oxalate calci. Một nghiên cứu đã phân tích 44.000 viên sỏi thận. cho
thấy có đến 67% chủ yếu cấu tạo bởi oxalate calci. Bác sỹ thường khuyến cáo nên
hạn chế ăn oxalate đối với người có nguy cơ cao bị sạn thận hay đối với người có
lượng oxalate cao. Việc ăn
calci cùng với thức ăn có nhiều oxalate có
thể làm giảm bớt nguy cơ bị sạn thận do nó khiến cho các hóa chất này kết lại với
nhu trước khi đến thận. thức ăn có chứa oxalate cao bao gồm nho, nước việt quất,
khoai tây và đậu nành.
4.Hạn chế ăn đạm động vật. bạn cũng nên hạn
chế ăn đạm động vật như thịt đỏ, thịt gia cầm, trứng và hải sản. chất đạm động
vật làm tăng lượng acid uric và có thể dẫn đến sạn thận. một chế độ ăn giàu đạm
cũng làm giảm lượng citrate. Citrate là một hóa chất có trong nước tiểu giúp ngăn
chặn quá trình tạo sạn.