Mối liên quan giữa bệnh cao huyết áp, thuốc điều trị và tình trạng nhiễm Covid-29
Harlan M. Krumholz, MD, SM reviewing Mehra MR et al. N Engl J Med 2020 May 1 Reynolds HR et al. N Engl J Med 2020 May 1 Mancia G et al. N Engl J Med 2020 May 1
Nhiều dữ liệu theo dõi cho thấy hai nhóm thuốc trị bệnh cao huyết áp phổ biến không làm tăng mức độ nhiễm Covid-19 hay mức độ trầm trọng khi mắc bệnh.
Mối liên hệ giữa bệnh tim mạch, phương pháp điều trị bệnh tim mạch, và nguy cơ dẫn đến hậu quả bất lợi cho bệnh nhân bị nhiễm Covid-19 đã và đang được quan tâm rất nhiều. hiện có ba nhóm nghiên cứu khác nhau đang tìm hiểu thêm về vấn đề này.
Để khảo sát xem bệnh tim mạch có phải là một yếu tố nguy cơ đối với những bệnh nhân nhiễm Covid-19 hay không và tìm hiểu mối liên quan giữa phương pháp trị liệu bệnh tim mạch với kết quả tình trạng nhiễm Covid-19, Mehra và đồng nghiệp đã phân tích hồ sơ bệnh án của 8910 người đã tử vong sau khi phải nhập viện vì Covid-19 hoặc đã khỏi bệnh và được cho xuất viện. nhóm nghiên cứu ghi nhận thuốc ức chế men chuyển angiotensin đã được sử dụng phổ biến ở những người sống sót hơn là ở những người đã tử vong.
Trong một mẫu nghiên cứu đa biến, Nhóm ghi nhận nguy cơ cao gây tử vong có liên quan đến một số yếu tố như độ tuổi >65, bệnh động mạch vành, suy tim sung huyết, rối loạn nhịp tim, bệnh phổi tác nghẽn mạn tính, và bệnh nhân hiện đang hút thuốc. Phụ nữ, đang dùng thuốc ức chế ACE, và thuốc Statins có nguy cơ tử vong thấp hơn sau khi bị nhiễm Covid-19. Không thấy mối liên hệ nào với các thuốc ngăn chặn thụ cảm angiotensin [ARBs]
Reynolds và các đồng nghiệp đã phân tích chẩn đoán và thuốc sử dụng qua hồ sơ bệnh án của 12.594 bệnh nhân đã được xét nghiệm tìm Covid-19 ở thành phố New York; có 5894 người có kết quả xét nghiệm dương tính. Trong số 2573 bệnh nhân bị cao huyết áp và dương tính với Covid-19, đã có 634 trường hợp bị biến chứng nặng (như phải nằm tại khoa săn sóc tích cực, phải thở máy, hoặc tử vong). Nghiên cứu phân tích này cần có độ sai biệt là 10% để đạt được ý nghĩa thống kê, không có nhóm thuốc nào có liên quan đến nguy cơ thấp lại bị biến chứng nặng, mặc dù thuốc ức chế ACE có độ sai biệt tối đa là 3.3%; không có một nhóm thuốc nào khác đem lại lợi ích ≥1.5%. các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng độ sai biệt cần phải nhỏ hơn nữa mới có ý nghĩa.
Mancia và đồng nghiệp đã nghiên cứu 6272 người (tuổi,≥40) có nhiễm SARS-CoV-2 từ vùng Lombardy ở nước Ý và 30.759 người trong nhóm chứng không bị nhiễm có cùng độ tuổi, giới tinh và nơi cư trú. Những bệnh nhân bị nhiễm Covid-19 được cho sử dụng thuốc ức chế ACE và ARBs phổ biến hơn trong nhóm chứng. tuy nhiên, sau khi điều chỉnh đa biến, các thuốc này không có liên quan gì đến tình trạng nhiễm Covid-19 hay bị biến chứng nặng sau khi bị nhiễm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét