Mắt nhân tạo
Mắt nhân tạo có thể còn hoạt động tốt hơn cả mắt người. các
nhà nghiên cứu cho biết thiết bị này bắt chước cấu trúc của mắt người. thiết bị
này có thời gian phản ứng với ánh sáng còn nhanh hơn mắt thật. các nhà nghiên cứu
cho biết thiết bị sử dụng diện này có khả năng nhìn sắc nét hơn cả mắt người. mắt
người có thị trường nhìn rộng và thị lực có độ phân giải cao nhờ lớp võng mạc có
hình vòng cung nằm ở phía sau nhãn cầu. võng mạc được lót bởi những tế bào có
khả năng nhạy cảm với ánh sáng hay còn gọi là thụ cảm với ánh sáng.
Để bắt chước như cấu trúc này trong cấu tạo của mắt tổng hợp,
các nhà khoa học đã sử dụng một lớp màng bằng chất aluminum oxide đã được uốn
cong lại có gắn các thụ cảm kích thước rất nhỏ được làm từ một chất liệu nhạy với
ánh sáng gọi là perovskite. Các sợi này được nối vào lớp võng mạc nhân tạo sẽ gửi
những tín hiệu được phóng đại lên từ những thụ cảm này đến một mạch điện bên ngoài
để xử lý. Quá trình này tương tự như các sợi thần kinh đang truyền các tín hiệu
từ một nhãn cầu thật lên não bộ.
Mắt nhân tạo ghi nhận những thay đổi về ánh sáng còn nhanh hơn
mắt thật. thiết bị mới này có tốc độ lên tới khoảng 30 đến 40 phần ngàn giây so
với mắt thật là 40 đến 150 phần ngàn giây. Thiết bị này cũng có thể nhìn thấy cả
ánh sáng lờ mờ y như mắt thật. thị trường của mắt nhân tạo (100 độ) không rộng
bằng mắt thật (150 độ). Nhưng nó lại tốt hơn thị trường 70 độ có trong các thụ
cảm với hình ảnh ở mặt phẳng bình thường.
Mắt tổng hợp này có thể tiếp nhận độ phân giải cao hơn cả mắt
thật bởi lẽ nó có đến khoảng 460 triệu thụ cảm với ánh sáng trên một centi-met
vuông. Võng mạc người chỉ có khoảng 10 tế bào nhạy với ánh sáng trên 1 cm vuông
nhưng mỗi một thụ cảm này lại cần phải có sự đọc riêng rẽ rồi mới kết nối lại.
tron g thiết bị hiện tại này, mỗi một dây lại có bề dày đến 1mm đến độ chỉ có
khoảng 100 sợi như thế mới vừa với phần sau của võng mạc. điều này có nghĩa là
mắt tổng hợp có thể tạo ra những hình ảnh có độ phân giải lên đến 100 pixels.
Nhưng đội ngũ nghiên cứu còn muốn chứng minh các sợi mỏng hơn
này vẫn có thể nối lại được và muốn chứng minh mắt nhân tạo có thể tạo ra một độ
phân giải cao hơn. Vì thế, họ đã sử dụng một từ trường để gắn một hàng nhỏ kim
bằng kim loại lại với nhau. Mỗi một cái kim này có độ dày từ 20 đến 100 micro
mili mét. Chúng dược gắn kết lại với nhau từng cái một vào với những thụ cảm thật
nhỏ trên lớp võng mạc nhân tạo (tổng hợp). các nhà nghiên cứu cho biết thách thức
tiếp theo đó là phải tìm ra một cách hữu hiệu nào đó để chế tạo ra những hàng
kim bằng vô vàn các sợi nhỏ này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét